{"autoplay":"true","autoplay_speed":"3000","speed":"500","arrows":"true","dots":"false","rtl":"false"}

Nhà cổ Huỳnh Phủ

Khu Vực: Bến Tre

Quận: Thạnh Phú

Địa Điểm Chụp Ảnh:

Danh Mục:

Nguồn từ:

NỘI DUNG

Mục Lục

Nhà cổ Huỳnh Phủ ở đâu

Nhà cổ Huỳnh Phủ (xã Đại Điền, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre) là một công trình kiến trúc điêu khắc gỗ độc đáo, mang đặc trưng miền sông nước Cửu Long do ông Huỳnh Ngọc Khiêm (1843-1927) để lại. Nhà cổ Huỳnh Phủ đã được Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch Việt Nam công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 2011.

Lịch Sử nhà cổ Huỳnh Phủ

Ông Huỳnh Ngọc Khiêm là người miền Trung vào Nam lập nghiệp từ lúc còn tay trắng cho đến khi sự nghiệp giàu có vào bậc nhất ở vùng cù lao Minh và đất Bến Tre lúc bấy giờ. Theo những cao niên xã Đại Điền kể lại, việc xây dựng và hoàn thành ngôi nhà có nhiều chuyện đã trở thành giai thoại. Chuyện rằng, người thợ lúc kéo gỗ khởi công làm nhà ăn bưởi và ném hột quanh nhà, hột bưởi nẩy mầm thành cây, lớn lên cho trái chín mà ngôi nhà vẫn chưa xong. Ngôi nhà làm lâu đến mức các thợ lúc dựng nhà còn bé, khi lớn lên được ông đứng ra lo việc vợ con rồi mà vẫn chưa hoàn thành. Theo căn cứ là bức hoành phi mừng tân gia họ Huỳnh của Tri huyện Bảo An Thái Hữu Võ tặng vào năm Giáp Thìn (huyện Bảo An thuộc cù lao Bảo, tỉnh Bến Tre lúc bấy giờ) thì ngôi nhà được hoàn thành trước năm Giáp Thìn (1904). Vì thế, có thể ngôi nhà được xây dựng vào khoảng cuối thập niên 80 hoặc đầu thập niên 90 của thế kỷ XIX.

Nhà cổ Huỳnh Phủ

Anh Huỳnh Ngọc Hồng, cháu đời thứ 6

Nhà cổ được xây dựng theo kiến trúc pháp

Kỹ thuật lợp mái ngói âm dương

Nhà cổ Huỳnh Phủ nay thuộc địa phận xã Đại Điền, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.

Bà Hồ Thị Như 75 tuổi (bên trái), cháu dâu đời thứ 6 của ông Huỳnh Ngọc Khiêm,
hiện đang sống tại nhà cổ Huỳnh Phủ.

Nhà cổ Huỳnh Phủ hiện tại gồm ngôi nhà chính có diện tích trên 500m2 với một căn phụ bằng gạch nối liền ở góc phải. Nhìn từ bên ngoài và theo các hàng cột phía trước của ngôi nhà, ta thấy có chín gian, nhưng thực ra đây là ngôi nhà ba gian được mở rộng ra bốn phía, một kiểu nhà rất to ngày xưa và chỉ những người thật sự giàu mới có khả năng xây dựng. Nhà xây dựng trên nền cao 0,7m, chung quanh được kè đá xanh, thềm cũng được viền bằng loại đá này. Nhà có 80 cây cột, trong đó 48 cột gỗ và 32 cột gạch (thay cho cột gỗ bị hư hỏng vào những năm 1945 – 1954), làm theo kiểu nhà nhà rường ở Huế. Hai hàng cột cái gồm 8 cây đứng song song nhau. Các cây cột cái cao trên 5,5m, chu vi 1,2m, gắn kết với nhau từng cặp theo chiều ngang bởi các cây trính và theo chiều dọc mỗi hàng có một thanh gỗ dài xuyên qua bốn cây cột. Mái lợp ngói âm dương, bên dưới là lớp ngói có hoa văn. Hai đầu song được xây kín và trang trí hình một bông hoa 4 cánh.

Nội thất và sườn nhà làm bằng các loại gỗ có giá trị cao như: lim, thau lau. Nội thất chia thành 2 phần: từ cột nhất của mặt hậu vào phục vụ sinh hoạt gia đình, từ cột nhất của mặt hậu trở ra cột hàng nhì của mặt tiền sử dụng vào việc thờ tự. Phía tả thờ Cửu Huyền Thất Tổ, giữa thờ Phật Bà Quan Âm, phía hữu thờ ông, bà Huỳnh Ngọc Khiêm. Khánh thờ Phật Bà Quan Âm chạm trổ long, lân, phụng theo lối song phụng tranh châu, nền đế là hai kỳ lân đối diện, cùng nhe nanh, mặt hướng ra ngoài, chân trụ chạm rồng ba móng, mặt hướng lên trên (theo truyền tụng rồng ba móng thường dành cho dân thượng lưu, rồng bốn móng dành cho quan lại, rồng năm móng dành cho vua).


Lư hương bằng gỗ trên bàn thờ gia phả.

Công đoạn chạm khắc gỗ đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật.

Các vật dụng trong nhà cổ Huỳnh Phủ toát lên vẻ cổ kính

Bộ bàn ghế cổ khảm xà cừ và đá với các họa tiết cầu kì, tinh xảo

Phong cách điêu khắc nhà rường” Huế

Đến với Bến Tre Ngoài nhà cổ Huỳnh Phủ du khách có thể tham quan thêm các địa điểm nổi tiếng khác thuộc tỉnh Bến Tre :

Du lịch sinh thái dưới nước Cồn Quy

  • Địa chỉ: xã Tân Thạch và Quới Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, Việt Nam.

Nằm dọc theo con sông Tiền và cách trung tâm thành phố Bến Tre 23km là Cồn Quy. Đây là một trong những điểm đến nổi tiếng nhất khi nhắc đến Bến Tre bởi không gian sông nước hữu tình và những làn điệu đờn ca tài tử Nam Bộ ngọt ngào. Đến với Cồn Quy, bạn được sống trong một không gian yên bình, chưa hề xuất hiện dấu tích đô thị hóa, khí hậu vô cùng ôn hòa.

Khung cảnh khu Cồn Quy (Ảnh: ST)

Khung cảnh  khu Cồn Quy 

Chèo thuyền ngắm cảnh tại địa điểm du lịch Bến Tre này(Ảnh: ST)

Chèo thuyền ngắm cảnh tại địa điểm du lịch Bến Tre này

Đến với Cồn Quy du khách ngoài có thể được tham gia hoạt động chèo thuyền , thưởng thức trái cây miệt vườn tươi ngon du khách còn được nghe giai điệu Đờn Ca Tài Tử một di sản văn hóa Phi Vật Thể được UNESCO công nhận.

Cồn Phụng

Cồn Phụng như một ốc đảo xanh thu nhỏ giữa lòng sông Tiền
Toàn cảnh khu du lịch Cồn Phụng (Ảnh: ST)

Toàn cảnh khu du lịch Cồn Phụng 

Những hoạt động vui chơi, giải trí tại Cồn Phụng Bến Tre (Ảnh: ST)

Những hoạt động vui chơi, giải trí tại Cồn Phụng Bến Tre 

Cồn Phú Đa

Nổi tiếng với các món từ Ốc Gạo , Cồn Phú Đa còn được du khách và người dân đặt thêm một cái tên vui khác là “Cồn Ốc  Gạo” . Đến đây du khách sẽ được ăn nhiều món được chế biến không chỉ từ ốc gạo mà còn có các đặc sản của Bến Tre khiến du khách không thể quên được con người và vùng đất nơi đây

Bánh xèo ốc gạo Phú Đa thơm ngon lạ miệngBánh xèo ốc gạo Phú Đa thơm ngon lạ miệng

Khu du lịch Lan Vương

Khu du lịch Lan Vương nằm ở Ấp 2, xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre là một địa điểm vui chơi quen thuộc của khách du lịch thập phương. Không gian thiết kế đậm chất miền tây miền vườn , đến đây ngoài ăn uống thư giản sau những ngày làm việc mệt nhọc , chạy đua với công việc hối hả ở thành phố , KDL Lan Vương là lựa chọn hoàn hảo cho việc tổ chức dã ngoại , team building cho các công ty , chỉ việc thuê một bộ áo bà ba 30k/bộ các bạn thể tham gia các trò chơi dân gian để giải tỏa căng thẳng.

Trò chơi đạp xe tại khu du lịch An Vương

Trò chơi đạp xe tại khu du lịch Lan Vương 

Hòa mình vào các trò chơi của khu du lịch (Ảnh: ST)

Hòa mình vào các trò chơi của khu du lịch 

Khu du lịch Làng Bè

KDL Làng Bè nằm ở địa chỉ 81B/6B An Khánh, Châu Thành, du khách muốn đến đây có thể đi đến gần cầu Rạch Miễu khoảng 100m. Nơi đây là một địa điểm vui chơi, tham quan thú vị khác mà bạn nên thử cân nhắc khi có kế hoạch đi Bến Tre.

Phong cảnh hữu tình của khu du lịch Cái Bè (Ảnh: ST)

Phong cảnh hữu tình của khu du lịch Cái Bè

Với thiết kế khá tương đồng với KDL Lan Vương , nhưng vị trí view sông đây là một điểm cộng của KDL Làng Bè . Khung cảnh non nước hữu tình của sông nước miền tây sẽ làm du khách quay lại đây lần nữa.

 Khu du lịch sinh thái vườn Ba Ngói

Cách thành phố Bến Tre khoảng chừng 46km, điểm du lịch Ba Ngói được bao bọc bởi những con đường rợp bóng cây xanh, những vườn cây trĩu quả và dòng sông Cổ Chiên thơ mộng. Đến đây, du khách sẽ có cơ hội thưởng thức trái cây ngay tại những khu vườn trái cây với như: sầu riêng, măng cụt, chôm chôm…

Du khách được ăn trái cây ngại tại vườn trái cây (Ảnh: ST)

Du khách được ăn trái cây ngại tại vườn trái cây 

 

 

Bài viết liên quan:
du lịch thiền
Du Lịch Thiền Thư Giãn Tâm Hồn

Quên những chuyến du lịch xa xôi đi, bạn đã trải nghiệm ...

cafe du vent
Cafe Du Vent

Nhắc đến một chốn yên tĩnh, chạy bài né deadline thì phải ...

plan du lịch
Plan Tour Công Ty Chi Tiết Nhất!!!

Mùa hè hay các kỳ nghỉ lớn chính là perfect timing cho ...

plan tour
Triptrip tạo plan tour từ A-Z

Liệu có cần thiết phải lên lịch trình cho plan tour? Cứ ...

Translate »